Ớt hiểm là một trong những loại ớt hiện đang được trồng phổ biến. Bởi đặc điểm dễ trồng, khả năng sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh rất tốt. Đồng thời có thể tận dụng không gian sân thượng hay ban công để trồng đều được.

Đặc điểm của hạt giống ớt hiểm

– Ớt hiểm sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu tốt và ra hoa đậu quả sớm. Quả thuôn thẳng,da trơn láng, khi chín có màu đỏ tươi. Cho năng suất cao nên nhiều nơi đã trồng ớt hiểm làm kinh tế.

– Thời vụ gieo trồng hạt giống ớt hiểm: Vụ Thu Đông: thời gian gieo hạt tháng 8. Vụ Đông Xuân: gieo hạt tháng 10 – 11. Vụ Xuân hè: gieo hạt tháng 2 – 3. Vụ Hè thu: Gieo hạt tháng 4 – 5.

Kỹ thuật gieo trồng hạt giống ớt hiểm

– Đất trồng: Đất trồng thích hợp nhất cho ớt hiểm là đất mùn hữu cơ. Nếu trồng với diện tích lớn thì có thể dùng mùn rơm rạ ủ với trấu và phân chuồng hoai mục.

– Chậu trồng: Có thể dùng chậu nhựa hoặc thùng xốp. Chậu trồng đảm bảo có lỗ thoát nước tốt, tránh làm cây ngập úng.

– Hạt giống ớt hiểm: Với hạt giống ớt hiểm, bạn nên tìm đến các cửa hàng bán hạt giống uy tín để mua. Lựa chọn hạt giống chất lượng sẽ giúp cây phát triển tốt, năng suất cao. Sieuthihatgiong.vn chia sẻ kinh nghiệm mua hạt giống ớt hiểm chất lượng đó là lựa chọn hạt giống được đóng gói có xuất xứ rõ ràng, tỉ lệ nảy mầm cao, không chất bảo quản.

Hạt Giống Cây Ớt 6

– Bỏ đất vào chậu, sau đó gieo hạt trực tiếp lên đất. Phủ một lớp đất mỏng lên bề mặt, tiếp đó tưới nước tạo độ ẩm cho đất.

cây ớt hiểm

Dịch vụ hạt giống rau tại Đức Thắng Seed tốt nhất

Chăm sóc ớt hiểm

– Tưới nước: Thường xuyên cung cấp nước tạo độ ẩm cho đất. Tưới nước vào mỗi buổi sáng và chiều mát.

– Ánh sáng: Đặt chậu tại nơi có nhiều ánh sáng, không nên đặt ở bóng râm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cũng như năng suất về sau.

– Bón phân: Dùng phân bón hữu cơ, đạm ure và NPK để bón cho cây.

+ Lần 1: Bón phân sau 7 – 10 ngày kể từ khi trồng. Dùng phân bón hữu cơ pha cùng nước và tưới cho cây.

+ Lần 2: Bón sau 20 – 25 ngày kể từ khi trồng. Rải phân cách gốc 10cm, kết hợp làm cỏ và xới đất.

+ Lần 3: Sau trồng 40 – 45 ngày, khi cây ra hoa rộ, đậu quả đều)

+ Lần 4: Khi bắt đầu thu hoạch quả

+ Lần 5: Sau khi thu hoạch quả đợt 1

Hạt Giống Cây Ớt 7

– Phòng trừ sâu bệnh: Vệ sinh đất và chậu trồng sao sẽ giúp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

+ Cây có kiến và ốc hại, có thể dùng thuốc Vibam 5H, Basudin 10H rải đều lên mặt bầu, xung quanh khu vực gieo hạt và bắt thủ công.

+ Phòng bệnh virut bằng cách dùng Actara25WG, Regent 800WG

+ Bệnh lở cổ rễ: phòng bằng thuốc Validacin 5SL, Anvil5SC…định kỳ 5 – 7 ngày 1 lần, lần đầu khi cây có hai lá mầm.

+ Khi cây bén rễ hồi xanh: Pha 2gói Virtako 40WG + 2gói Anvil 5SC với 16-20 lít nước phun ướt toàn bộ lá vào lúc chiều mát.

+ Sâu đục quả: Dùng Score 250ND, Prevathon 5SC để phun.

Thu hoạch: Khi quả ớt hiểm chuyển màu đỏ đều, ngắt nhẹ cả cuống, tránh làm gãy nhánh. Nếu trồng với diện tích lớn, thì cứ 5 – 7ngày thu 1 lần.

Với quả ớt hiểm, bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Kỹ thuật gieo trồng không quá phức tạp, bạn có thể tận dung không gian của ban công, sân thượng để trồng, như vậy sẽ có sẵn ớt để ăn cho gia đình của bạn.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hạt Giống Cây Ớt”

Phone