Mô tả về cây mồng tơi
Đặc điểm thực vật :
- Cây mồng tơi là một loại thực vật thân leo, có hoa. Thân mập, mọng nước, bên ngoài vỏ nhẵn bóng, màu xanh thẫm hoặc tím. Trong thân chứa nhiều chất nhớt. Khi sống ký sinh trên cây khác, ngọn vươn dài bám vào thân cây và có thể dài đến 10 mét.
- Lá mồng tơi màu xanh, dày, hình trái tim hoặc hình trứng. Lá mọng nước, mọc đơn hoặc xen kẽ dọc theo thân cây, có cuống ngắn bám vào thân.
- Hoa mọc xen ở các kẽ lá thành bông, sắc trắng hoặc tím đỏ
- Quả mồng tơi hình cầu, mọng nước, kích thước nhỏ cỡ 5 – 6mm. Khi quả còn non có màu xanh, lúc chín chuyển sang sắc tím đen.
- Rễ chùm, ăn sâu vào lòng đất
Phân bố
Cây mồng tơi mọc hoang ở những khu đất tơi xốp. Nó có nguồn gốc ở các nước Nam Á và các vùng nhiệt đới, ôn đới ở Châu Á, Châu Âu.
Ngày nay ở nước ta, cây được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi để làm thực phẩm và cung cấp dược liệu chữa bệnh.
Bộ phận dùng
Toàn cây mồng tơi đều được dùng làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền
Thu hái – Sơ chế
Mồng tơi được thu hái quanh năm. Thân và lá đem về rửa sạch, thường dùng dạng tươi. Những quả chín sẽ được hái trước, phơi khô lấy hạt.
Rau mồng tơi có chất gì?
Thành phần hóa học của cây mồng tơi bao gồm:
- Vitamin C, A, PP, B1, B2
- Pectin
- Saponin
- Polysaccharide
- Chất nhầy
- Tinh bột
- Chất đạm
- Chất béo
- Canxi
- Sắt
- Tro
- Năng lượng
- Nước
- Folate
Vị thuốc mồng tơi
Tính vị
- Cây tính mát, vị ngọt, hơi nhạt
- Lá tính mát, vị chua ngọt
Quy kinh
Mồng tơi có khả năng tác động vào 5 kinh gồm:
- Kinh Tâm
- Can
- Tiểu tràng
- Tỳ
- Đại tràng
Tác dụng rau mồng tơi
- Rau mồng tơi vị, tính mát đi vào 5 kinh gồm Tâm, Can, Tiểu Tràng, Đại Tràng và kinh Tỳ
- Rau mồng tơi có tác dụng gì?
Giảm mỡ máu
Hạ Cholesterol trong máu
Chữa mụn nhọt, say nắng
Làm đẹp da
Lợi sữa
Cách dùng
Rau mồng tơi chủ yếu được dùng ở dạng tươi. Các hình thức sử dụng bao gồm giã đắp, xay uống sống, sắc uống hoặc kết hợp với các thực phẩm khác chế biến thành món ăn bài thuốc trị bệnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.